4 cách điều trị béo phì ở người cao tuổi

Chế độ dinh dưỡng quá dư thừa cùng lối sống ít vận động khiến bệnh béo phì xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có xu hướng tăng cao ở người cao tuổi. Béo phì ở người cao tuổi có thể là nguyên nhân của rất nhiều bệnh như các bệnh lý tim mạch, hô hấp, xương khớp, tiều đường…ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và tuổi thọ của người cao tuổi. Một người cao tuổi béo phì có thể bị giảm mất 20% tuổi thọ của mình. Mời bạn cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây từ PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn. 

 

1.Lý do bệnh béo phì ở người cao tuổi

Khi tuổi tác tăng, chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể sẽ giảm, khả năng tiếp nhận năng lượng của người cao tuổi sẽ ít hơn so với khi còn trẻ, chính vì điều này, đã thúc đẩy nguy cơ gây nên bệnh béo phì ở người cao tuổi.

Tuổi càng cao, các cơ teo lại, dẫn đến năng lượng cần thiết duy trì hoạt động của cơ thể cũng sẽ giảm đi. Do đó, nếu cung cấp dư thừa năng lượng sẽ gây ra hiện tượng thừa cân và bệnh béo phì ở người cao tuổi.

Hoạt động tiêu hóa hấp thu đều giảm gây thiếu hụt một số vi chất như vitamin B12 (một loại vitamin có tác dụng chuyển hóa mỡ thành năng lượng) làm cho người già có xu hướng dễ mắc bệnh béo phì ở người cao tuổi hơn.

4 cách điều trị béo phì ở người cao tuổi 1

Người già có xu hướng dễ mắc bệnh béo phì ở người cao tuổi hơn

Chế độ ăn của người cao tuổi thường nhiều đạm, giàu chất dinh dưỡng nhưng lại ít vận động, sử dụng nhiều sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thuốc nhằm kéo dài tuổi thọ như sữa ong chúa, nhau thai cừu… cũng chính là nguyên nhân gây bệnh béo phì.

Vận động làm việc ít nhất là khi đã nghỉ hưu. Hoạt động cả thể chất và tinh thần giảm sút, ít hoạt động trí não, nằm và ngồi nhiều, dẫn đến tiêu hao năng lượng ít, đặc biệt là năng lượng cho não bộ và cơ. 

 

2.Tác hại nghiêm trọng của bệnh béo phì với người cao tuổi

Bệnh béo phì làm cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp… Tác hại của thừa cân, béo phì là sức giảm và chất lượng cuộc sống đều giảm. Béo phì ở người cao tuổi thường làm xuất hiện các bệnh lý sau:

  • Bệnh xương khớp: thoái hóa khớp, loãng xương, gút: đau nhức khớp triền mien do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Khớp gối, cột sống tổn thương sớm nhất.
  • Bệnh lý tim mạch: rối loạn mỡ máu gây xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Suy tim.  Hiện tại, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang đứng đầu trong các nguyên nhân tử vong ở người cao tuổi, trong đó rất nhiều trường hợp là biến chứng của bệnh béo phì.

4 cách điều trị béo phì ở người cao tuổi 2

Bệnh tim mạch có thể là biến chứng của bệnh béo phì

  • Bệnh tiểu đường: Bệnh béo phì có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường type 2 do gây đề kháng insulin
  • Người bị bệnh béo phì dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa: táo bón, trĩ, ung thư đại tràng, gan nhiễm mỡ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh xơ gan, rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật…
  • Bệnh béo phì gây suy giảm trí nhớ: Bệnh béo phì ở người cao tuổi có thể gây nên nguy cơ bị Alzheimer cao hơn so với người bình thường.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người bị bệnh béo phì thường hạn chế, người bị bệnh béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều.
  • Yếu sinh lý: do nội tiết suy giảm, sức khỏe giảm, cơ thể nặng nề khiến người bệnh béo phì thường  bị yếu sinh lý, gặp nhiều khó khăn trong quan hệ vợ chồng 
  • Bệnh béo phì và nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa bệnh béo phì và ung thư như: thực quản, ung thư trực tràng,ung thư vúung thư tử cung, ung thư gan mật và ung thư tuyến tiền liệt.
  • Béo phì làm giảm tuỏi thọ: Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh, bệnh béo phì làm giảm 6 – 8 năm tuổi thọ

 

3.Điều trị béo phì người cao tuổi

3.1.Thay đổi lối sống

Thay đổi thói quen lười vận động, tạo thói quen nghỉ ngơi tích cực. Với người cao tuổi có suy giảm chức năng ở các mức độ khác nhau, hoạt động thể lực có thể đơn thuần chỉ cần những thay đổi tư thế trong sinh hoạt hay những vận động đi lại di chuyển chậm rãi, nhẹ nhàng với gậy hoặc nạng cũng đã có ý nghĩa. Bỏ thói quen sai vặt người khác.

 3.2.Thay đổi thói quen ăn uống

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đường…

3.3.Tập luyện

Đối với người cao tuổi, các tình trạng bệnh lý tim mạch, cơ khớp là khá phổ biến, nên trước khi tập luyện cần kiểm tra tổng quát sức khỏe, tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia về hoạt động thể lực để được tư vấn tập luyện phù hợp nhất với từng người cao tuổi bị bệnh béo phì.

4 cách điều trị béo phì ở người cao tuổi 3

Luyện tập thể thao giúp cải thiện bệnh lý béo phì 

3.4.Tạo thói quen theo dõi cân nặng

Người cao tuổi nên theo dõi chỉ số BMI thường xuyên hằng tháng, việc tăng hay giảm cân đột ngột đều cần kiềm tra để xác định Nguyên nhân

Kết luận: người cao tuổi bị giảm chuyển hóa, giảm vận động, nhưng lại thường xuyên được cung cấp thừa dinh dưỡng nên dễ dẫn đến thừa cân béo phì. Các biến chứng tim mạch, tiểu đường, xương khớp đều rất dễ xảy ra. Việc tạo một lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, thói quen theo dõi cân nặng thường xuyên là những yếu tố quan trọng giúp giảm thừa cân béo phì ở người cao tuổi.

Nguồn: PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn

 



from Doctor Network https://ift.tt/RWN8eS1
via IFTTT

Comments

Popular posts from this blog

Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi là gì? 3 cách duy trì

4 bước xử trí hạ đường huyết khi mang thai hiệu quả